Tiêu chuẩn RoHS là gì? Tìm hiểu về các loại tiêu chuẩn RoHS

Tiêu chuẩn RoHS hiện nay ngày càng được phổ biến trên thị trường, được in trên bao bì của hầu hết các loại sản phẩm hiện nay. Vậy tiêu chuẩn RoHS là gì? Có bao nhiêu loại và tiêu chuẩn này được áp dụng trong những ngành/sản phẩm nào? Bài viết sau đây sẽ giải thích cho bạn tất cả những câu hỏi trên.

1. Tiêu chuẩn RoHS là gì?

Tiêu chuẩn RoHS là viết tắt của từ “Restriction Of Hazardous Substances” , có thể tạm dịch là “hạn chế các chất độc hại”. Đây là tiêu chuẩn gây ảnh hưởng rất lớn đến đa số các ngành ngày ấy, nhưng chủ yếu là trong các ngành như sản xuất linh kiện điện tử và trên hầu hết những thiết bị dân dụng. RoHS lúc đầu còn được gọi là chỉ thị 2002/95/EC.

Tiêu chuẩn RoHS là gì?

Tiêu chuẩn này được thông qua vào tháng 2 năm 2003 bởi liên minh Châu Âu, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, tiêu chuẩn này đưa ra nhằm hạn chế các chất độc hại trong quá trình sản xuất trên những sản phẩm, thiết bị… Tiêu chuẩn này cũng được luật pháp châu âu áp dụng để hạn chế các chất độc hại với con người và môi trường.

2. Có bao nhiêu loại tiêu chuẩn RoHS

Có hai loại, cụ thể của từng tiêu chuẩn như sau:

Tiêu chuẩn RoHS 1

Tiêu chuẩn RoHS 1 được áp dụng từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, tiêu chuẩn này liên quan trực tiếp với những sản phẩm, thiết bị điện và điện tử tải loại 2002/96/EC (WEEE). Tiêu chuẩn này hạn chế 6 loại chất độc hại, trong đó có 4 chất kim loại nặng và 2 chất chống cháy bao gồm:

– Chì (Pb)<100ppm: đây là chất được sử dụng chủ yếu trong những sản phẩm pin năng lượng và sản xuất màn hình máy tính.

– Thủy ngân (Hg)<100 ppm: đây là thành phần chủ yếu trong các nhà máy sản xuất mạ nhôm, bảng mạch và sản xuất đèn huỳnh quang….

Tiêu chuẩn RoHS 1

– Cadmium (Cd)<100 ppm: Được sử dụng phổ biến trong các  nhà máy sản xuất pin Cadmium mạ điện, hệ thống cảnh báo, hợp kim hàn và chất nhôm.

– Hexavalent Chromium (Cr6+)<1000 ppm: sử dụng chính trong các ngành sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ và trong công nghệ in ảnh.

– Polybrominated biphenyls (PBB)<1000 ppm: Hợp chất dùng để sản xuất các loại bọt nhựa, các thiết bị trong nhà và chất dẻo.

– Polybrominated diphenyl ether (PBDE)<1000 ppm: được sử dụng trong các  bảng mạch in, tụ điện và các thiết bị gia dụng trong nhà.

Tiêu chuẩn RoHS 2 

Tiêu chuẩn RoHS 2

Vào tháng 6 năm 2015, liên minh Châu Âu đưa ra tiêu chuẩn RoHS 2 thêm 4 chất khác cấm khác vào RoHS 1. Những chất này có tình năng làm mềm các chất dẻo cho các loại nhựa như Vinyl, nhưng lại gây hại đến phát triển và sinh sản, làm rối loạn nội tiết và làm suy giảm hệ miễn dịch thậm chí là gây ung thư cho người sử dụng bao gồm:

Nội dung:

– Bis(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP)<1000 ppm.

– Butyl benzyl phthalate (BBP)<1000 ppm.

– Dibutyl phthalate (DBP)<1000 ppm.

– Diisobutyl phthalate (DIBP)<1000 ppm.

Tiêu chuẩn có tổng cộng 10 chất bị cấm được áp dụng kể từ tháng 7 năm 2019, vậy nên các nhà sản xuất muốn cung cấp sản phẩm của mình sản Châu Âu thì cần phải đăng ký logo RoHS

Những loại thiết bị điện tử nằm trong tiêu chuẩn RoHS

  1. Đồ gia dụng kích thước lớn: máy giặt, điều hòa, tủ lạnh…
  2. Đồ gia dụng kích thước nhỏ: Máy sấy, máy hút bụi…
  3. Những thiết bị viễn thông, IT: điện thoại di động, bộ xử lý, máy tính, laptop…
  4. Thiết bị tiêu dùng như: tivi, đài,…
  5. Thiết bị chiếu sáng: các loại đèn như đèn huỳnh quang, đèn led
  6. những thiết bị điện, điện tử (sử dụng trong công nghiệp): máy mài, máy chà, máy may…
  7. Những thiết bị giải trí: các thiết bị chơi game cầm tay, đồ chơi điện tử,….
  8. Dụng cụ y tế: máy trợ khí, máy thở oxy, máy đo đường huyết….
  9. Máy cơ khí
  10. Dụng cụ quan sát kiểm soát: lò sưởi, máy hút khói…

3. Kiểm tra tiêu chuẩn RoHS như thế nào?

Cơ quan ban hành

Việc chứng minh sản phẩm của mình có đáp ứng tiêu chuẩn RoHS hay không là việc của nhà sản xuất. Nước sản xuất sản phẩm, trang thiết bị đó sẽ có trách nhiệm với sản phẩm của họ cung cấp, có đủ chất lượng RoHS hay chưa, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ thuộc về quyền của quốc gia đó, quốc gia đó có trách nhiệm theo dõi sản phẩm.

Được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 ở thị trường Châu Âu, đối với thị trường Việt Nam do khoa học kỹ thuật phát triển muộn hơn vậy nên tại Việt Nam cũng được ban hành và áp dụng muộn hơn.

Ngày 23 tháng 11 năm 2011 theo thông tư số 30/2011/TT-BCT, tiêu chuẩn này có hiệu lực tại thị trường Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam được ban hành để hạn chế 6 chất độc hại, Thủy ngân, Cadmium, Chromium,  Polybrominated biphenyls(PBBS), Polybrominated diphenyl ethers(PBDEs), Chì(Pb). 

Với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết bạn về tiêu chuẩn RoHS trên mong rằng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể nhất về tiêu chuẩn này và áp dụng nó thật hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close